Kinh nghiệm đăng ký mở đại lý vé máy bay

18:49 09.11.2017

Bằng cách trở thành một đại lý vé máy, bạn có thể được tiếp cận giá vé thấp, cạnh tranh trên thị trường. Điều này , giúp bạn có nhiều lựa chọn để lên các hành trình phù hợp cho khách hàng của bạn, giúp bạn có thể tối ưu hóa ngân sách cho khách hàng của bạn và dễ dàng hơn trong việc bán chéo các dịch vụ khác.

Nếu bạn đã và đang có ý định muốn mở phòng vé máy bay chắc chắn luôn có những câu hỏi trong đầu:

  • Muốn mở đại lý vé máy bay cần điều kiện gì?
  • Lợi nhuận mang lại từ việc bán vé máy bay là gì?
  • Nên tìm đối tác như thế nào hợp lý?
  • Vốn cần thiết là bao nhiêu?
  • Giữa đại lý và hãng hàng không có gì khác nhau? Không biết mình được phục vụ thế nào?
  • Rất nhiều và rất nhiều!

mở đại lý vé máy bay

Đại lý kinh doanh vé máy bay thường có 2 cấp, cấp 1 tức là cấp cao nhất, xuất vé trực tiếp từ hãng. Cấp 2, là nhánh con của cấp cấp 1, xuất vé chủ yếu từ cấp 1. Cũng có cấp 3, nhưng không chính thức, đó là hình thức cộng tác viên.

  • Đại lý vé máy bay cấp 1 đòi hỏi rất lớn, ví dụ tại thời điểm hiện tại, năm 2013 muốn làm Đại lý cấp 1 của Vietnam Airlines bạn phải thế chân 1,2 đến 1,5 tỷ đồng, và còn bị áp đặt doanh số hàng tháng nữa. Cho nên không phải ai cũng là đại lý cấp 1 được. Ngoài ra muốn làm đại lý của các hãng khác cũng cần số tiền không nhỏ, từ vài trăm đến vài tỷ, thậm chí vài chục tỷ nếu làm đại lý của các hãng nước ngoài (thường các hãng nước ngoài ít có đại lý chính thức tại Việt Nam, cũng sẽ do bên thứ 2 là ngân hàng hoặc công ty tài chính nào đó đứng ra đảm bảo).
  • Đại lý vé máy bay cấp 2 thì đơn giản hơn, bạn có từ vài chục đến vài trăm triệu cũng có thể mở được. Trong đó bao gồm tiền thế chân cho đại lý cấp 1 từ 10-20 hoặc 30 triệu, nhiều hoặc ít hơn con số này. Số tiền này coi như nạp vào tài khoản trừ dần trong việc bạn xuất vé. Nhưng hãy cân nhắc kỹ thế mạnh của bạn trước khi mở phòng vé nhé. Chúng tôi cũng liệt kê ra một số lợi thế cơ bản nếu bạn muốn mở phòng vé cấp 2 (làm đại lý của cấp 1).

Cần những thủ tục như thế nào để mở đại lý vé máy bay

Phương diện cá nhân: Bạn cần cung cấp cho đại lý cấp 1 những giấy tờ sau:

  • Sổ Hộ Khẩu ( người đại diện ký hợp đồng)
  • Chứng minh nhân dân ( người đại diện ký hợp đồng)
  • Hợp đồng nhà  (tất cả đều photo công chứng không quá 10 ngày )
  • Và điều chắc chắn phải có là trang bị Internet, vi tính văn phòng của nhân viên phòng vé và các trang bị văn phòng tùy vào từng mô hình kinh doanh của mỗi phòng vé

Phương diện doanh nghiệp:

  • Giấy phép kinh doanh
  • Sổ Hộ Khẩu ( người đại diện ký hợp đồng)
  • Chứng minh nhân dân ( người đại diện ký hợp đồng)
  • Hợp đồng nhà  (tất cả đều photo công chứng không quá 10 ngày )
  • Các trang bị Văn Phòng cần thiết

Chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh vé máy bay

Thường các đại lý F1 sẽ hướng dẫn cho F2 về những bước cơ bản để book, xuất vé cho khách hàng, nhưng đó chỉ là 50%  kiến thức nếu bạn bắt đầu bước vào nghành vé máy bay, bạn sẽ học thêm được 50% nữa từ khách hàng, từ những va chạm thực tế.

Cơ sở vật chất: đại đa số là F2 tự trang bị tất cả

Tiền ký quỹ: thông thường mức tiền ký quỹ của mỗi F2 giao động thấp nhất từ 20tr ( hai mươi triệu đồng) hoặc cao hơn tùy và chính sách F2 sẽ được hưởng theo mức độ tăng dần của tiền ký quỹ ( F2 được xuất hết số tiền ký quỹ, sau đó tiếp tục nộp ký quỹ để xuất vé)

Lợi nhuận khi bán vé máy bay

Từ tháng 05/2012 thì VNA cũng cung cấp cho đại lý F1 giá Net (giá vé + thuế + phí sân bay + phí admin( jetstar và vietjet)), nên các F1 đại đa số là sẽ cung cấp giá Net cho F2, Đại lý F2 sẽ tự + phí dịch vụ ( còn vấn đề tại sao có những F1 đột phá cho chính sách cao hơn, thì các bạn phải suy nghĩ tại sao cùng lấy vé từ hãng mà chính sách khác nhau, F2 có được hưởng các thủ tục hoàn đổi trả đúng quy định của hãng chưa? Cách phục vụ như thế nào? Các bạn sẽ tự tìm được câu trả lời sau thời gian làm việc và hợp tác). Còn các hãng hàng không Quốc Tế sẽ có hãng được hưởng % hoa hồng hoặc cộng phí dịch vụ.

Phí dịch vụ có quy định là bao nhiêu không? KHÔNG. Khi các anh/chị hay khách hàng ra văn phòng của các hãng hàng không mua vé cũng mất phí dịch vụ nhé. Đây là phí dịch vụ cập nhật 16/02/2016 khi mua tại các văn phòng của hãng.

  • Vietnam Airlines: 55.000 vnđ/1 khách/1 chặng với các vé hạng thường và 90.000 vnđ/1 khách/1 chặng đối với hạng thương gia.
  • Vietjet : thu 55.000 vnđ/1 khách/1 chặng.
  • Jetstar: thu 55.000 vnđ/1 khách/1 chặng.

Đó là các bảng phí ví dụ để anh/chị nắm rõ hơn, còn việc thu khách bao nhiêu phí cho thích hợp, để tìm kiếm khách hàng tiềm năng thì anh/chị phải coi lại các yếu tố:

  • Dịch vụ mang lại: nếu anh chị mang lại dịch vụ trên cả tuyệt vời thì phí có mắc hơn đôi ba chục chúng tôi thiết nghĩ cũng không đáng để khách hàng quan tâm. Vì chúng tôi đã khảo sát các trang web vé máy bay trực tuyến của 1 số đại lý thì phí dao động từ 35.000 vnđ đến 200.000 VND /1 khách /1 chặng mà khách hàng vẫn mua vé => đại lý cung cấp được cho khách hàng 1 dịch vụ khách hàng cảm thấy hài lòng khi chi trả.
  • Thị trườngkinh doanh (nơi anh/chị sẽ  mở đại lý vé máy bay cấp 2):  đây là yếu tố quan trọng nhất, anh/chị phải nắm được thị trường phí dịch vụ nơi mình dự định kinh doanh như thế nào để có thể cạnh tranh với các đại lý khác, sau đó hãy mang lại dịch vụ tuyệt với cho khách hàng chúc các anh/chị thành công trên con đường mình đã chọn.

Đại lý vé máy bay